Tôi dừng xe sát bên lề. Đứng đó là một bà già lưng còng, một tay xách cái giỏ nhựa, tay kia ôm gói giấy dầu. Bà cụ nhìn tôi ngạc nhiên.
- Bà đi đâu lội bộ giữa trưa nắng vậy ? Không đón được xe hả ? Để con chở giúp bà đi một đoạn.
Bà cụ móm mém lắc đầu, những đường hằn trên gương mặt bà giống như mặt ruộng khi khô nứt.
- Cám ơn cậu, nếu cậu mua dùm bánh thuốc rê thì tui cám ơn nhiều, chớ tui không đón xe đi đâu. Tui bán dạo nên đi bộ. Đi xe làm sao bán được ?
Tôi dòm quanh, đường sá đô thị, nhà cửa san sát, các tủ thuốc lá ngoài vỉa hè rải rác đây đó.
- Nhưng... bây giờ, có ai còn hút thuốc rê nữa đâu ?
- Cũng còn ít người già nghèo khổ xóm trong, tui phải vô sâu trong đồng, năm mười bữa nửa tháng ghé qua bán cho họ.
Câu chuyện kết thúc. Bà cụ còng lưng lê đôi dép nhựa chậm rải từng bước đi cho tới lúc bóng dáng bà mờ dần. Dẫu sao trong lúc nói chuyện tôi cũng hiểu được đôi điều từ bà mẹ nghèo khốn khó.
Bà có hai người con trai, đều có vợ và ra ở riêng. Căn nhà bà ở mà ngôi nhà cũ mục nát. Nhà cũ nát, nhưng tâm hồn con người cũng mục ruỗng. Con cái bỏ rơi, không ai chăm sóc, chẳng những thế ở cái tuổi trên tám mươi, bà cụ ngày ngày còng lưng lội bộ hàng chục cây số, len lỏi trong các xóm nghèo để bán thuốc rê, một sản phẩm khá phổ biến những năm 60 - 70 nhưng hiện tại hầu như "tuyệt chủng", vì dân phu phen, thợ thuyền hạng bét cũng hút thuốc lá đầu lọc. Không ai rảnh đâu gỡ từng tấm lịch vấn điếu thuốc rê bằng ngón tay phì phèo, vừa đắng, gắt, vừa hôi miệng. Từ điểm này cho thấy khách hàng của bà cụ có thể đếm đầu ngón tay... và nếu như lớp người này "theo ông bà" thì đừng nói tới chuyện bán cho ai. Ở quê, ở tỉnh, việc này không đáng nói, nhưng giữa thành phố Sài Gòn ngày nay quả là chuyện ... kỳ dị.
Tôi không lạm bàn chuyện làm ăn sinh sống của bà cụ già nua. Nhưng một cảm giác ray rứt không thôi về một xã hội, trong đó vẫn có người vô cảm đến mức không lo lắng phụng dưỡng được đấng sinh thành lúc bóng xế tuổi già. Chưa nói đến chuyện bán được hay không, nhưng với tuổi tác và sức khỏe như bà, không may trúng gió, cảm nắng hoặc tai nạn bất ngờ giữa đường thì biết làm sao ? Tâm hồn con người chai đá, mục ruỗng cũng ở chỗ này. Có những thứ ngày ngày quen mắt, quen thuộc tới mức người ta cảm thấy nó không tồn tại, thậm chí không đóng một vai trò gì trong cuộc sống tất bật hàng ngày : tình ruột thịt cha mẹ - con cái.
Người ta thường lập luận theo kiểu "nước mắt chảy xuôi", nghĩa là cha mẹ lo cho mình, mình lập gia đình lại cho cho vợ con mình. Khi con mình lớn lên có gia đình lại lo cho gia đình riêng của nó. Với lập luận ấy mới nghe qua thật chí lý, và mang tính khoa học, nếu không nói là quy luật. Ai cũng thấy, ai cũng biết và thừa nhận. Nhưng tôi vẫn không chịu nổi kiểu lập luận này. Chỉ có thể chấp nhận với điều kiện người nói là bản thân những cụ ông, cụ bà, không còn biết than thở với ai, nói theo cách đó để tự an ủi mình. Nhưng còn con cái họ ? Những người mà họ mang nặng đẻ đau, cả một đời hy sinh vì con mình. Tôi không muốn nói đến những trường hợp cá biệt cha mẹ hắt hủi, ngược đãi con cái. Nhưng có một điểm phổ biến ở xã hội Việt Nam là cha mẹ sẵn sàng đánh đối bất cứ thứ gì vì con, cho dẫu con cái họ tật nguyền, điên dại.
Chỉ với cái lẽ "Uống nước nhớ nguồn" hoặc "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" không thôi, thì con cái cũng phải ít nhiều quan tâm tới đấng sinh thành, huống hồ là tình máu mủ ruột thịt.
Bạn có thể chịu nổi khi biết trước một kết quả "tất yếu" như bà cụ khi mình về già hay không ? Cảm xúc lúc ấy sẽ ra sao ? Tôi tin rằng những bậc làm cha làm mẹ dù cảm thấy xót xa, cay đắng nhưng... họ vẫn tiếp tục làm tròn trách nhiệm của mình nuôi dạy con cái cho đến lúc chúng "đủ lông đủ cánh", để rồi chúng bay xa !
Xã hội còn quá nhiều điều bất cập, nhưng tôi tin rằng những ai ít nhiều còn cái tâm, hãy nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến những người cho mình cuộc sống hôm nay và hãy bằng hành động để đền đáp.
Tôi còn nhớ lời trong một bài hát do chị Cẩm Ly trình bày :
- Bà đi đâu lội bộ giữa trưa nắng vậy ? Không đón được xe hả ? Để con chở giúp bà đi một đoạn.
Bà cụ móm mém lắc đầu, những đường hằn trên gương mặt bà giống như mặt ruộng khi khô nứt.
- Cám ơn cậu, nếu cậu mua dùm bánh thuốc rê thì tui cám ơn nhiều, chớ tui không đón xe đi đâu. Tui bán dạo nên đi bộ. Đi xe làm sao bán được ?
Tôi dòm quanh, đường sá đô thị, nhà cửa san sát, các tủ thuốc lá ngoài vỉa hè rải rác đây đó.
- Nhưng... bây giờ, có ai còn hút thuốc rê nữa đâu ?
- Cũng còn ít người già nghèo khổ xóm trong, tui phải vô sâu trong đồng, năm mười bữa nửa tháng ghé qua bán cho họ.
Câu chuyện kết thúc. Bà cụ còng lưng lê đôi dép nhựa chậm rải từng bước đi cho tới lúc bóng dáng bà mờ dần. Dẫu sao trong lúc nói chuyện tôi cũng hiểu được đôi điều từ bà mẹ nghèo khốn khó.
Bà có hai người con trai, đều có vợ và ra ở riêng. Căn nhà bà ở mà ngôi nhà cũ mục nát. Nhà cũ nát, nhưng tâm hồn con người cũng mục ruỗng. Con cái bỏ rơi, không ai chăm sóc, chẳng những thế ở cái tuổi trên tám mươi, bà cụ ngày ngày còng lưng lội bộ hàng chục cây số, len lỏi trong các xóm nghèo để bán thuốc rê, một sản phẩm khá phổ biến những năm 60 - 70 nhưng hiện tại hầu như "tuyệt chủng", vì dân phu phen, thợ thuyền hạng bét cũng hút thuốc lá đầu lọc. Không ai rảnh đâu gỡ từng tấm lịch vấn điếu thuốc rê bằng ngón tay phì phèo, vừa đắng, gắt, vừa hôi miệng. Từ điểm này cho thấy khách hàng của bà cụ có thể đếm đầu ngón tay... và nếu như lớp người này "theo ông bà" thì đừng nói tới chuyện bán cho ai. Ở quê, ở tỉnh, việc này không đáng nói, nhưng giữa thành phố Sài Gòn ngày nay quả là chuyện ... kỳ dị.
Tôi không lạm bàn chuyện làm ăn sinh sống của bà cụ già nua. Nhưng một cảm giác ray rứt không thôi về một xã hội, trong đó vẫn có người vô cảm đến mức không lo lắng phụng dưỡng được đấng sinh thành lúc bóng xế tuổi già. Chưa nói đến chuyện bán được hay không, nhưng với tuổi tác và sức khỏe như bà, không may trúng gió, cảm nắng hoặc tai nạn bất ngờ giữa đường thì biết làm sao ? Tâm hồn con người chai đá, mục ruỗng cũng ở chỗ này. Có những thứ ngày ngày quen mắt, quen thuộc tới mức người ta cảm thấy nó không tồn tại, thậm chí không đóng một vai trò gì trong cuộc sống tất bật hàng ngày : tình ruột thịt cha mẹ - con cái.
Người ta thường lập luận theo kiểu "nước mắt chảy xuôi", nghĩa là cha mẹ lo cho mình, mình lập gia đình lại cho cho vợ con mình. Khi con mình lớn lên có gia đình lại lo cho gia đình riêng của nó. Với lập luận ấy mới nghe qua thật chí lý, và mang tính khoa học, nếu không nói là quy luật. Ai cũng thấy, ai cũng biết và thừa nhận. Nhưng tôi vẫn không chịu nổi kiểu lập luận này. Chỉ có thể chấp nhận với điều kiện người nói là bản thân những cụ ông, cụ bà, không còn biết than thở với ai, nói theo cách đó để tự an ủi mình. Nhưng còn con cái họ ? Những người mà họ mang nặng đẻ đau, cả một đời hy sinh vì con mình. Tôi không muốn nói đến những trường hợp cá biệt cha mẹ hắt hủi, ngược đãi con cái. Nhưng có một điểm phổ biến ở xã hội Việt Nam là cha mẹ sẵn sàng đánh đối bất cứ thứ gì vì con, cho dẫu con cái họ tật nguyền, điên dại.
Chỉ với cái lẽ "Uống nước nhớ nguồn" hoặc "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" không thôi, thì con cái cũng phải ít nhiều quan tâm tới đấng sinh thành, huống hồ là tình máu mủ ruột thịt.
Bạn có thể chịu nổi khi biết trước một kết quả "tất yếu" như bà cụ khi mình về già hay không ? Cảm xúc lúc ấy sẽ ra sao ? Tôi tin rằng những bậc làm cha làm mẹ dù cảm thấy xót xa, cay đắng nhưng... họ vẫn tiếp tục làm tròn trách nhiệm của mình nuôi dạy con cái cho đến lúc chúng "đủ lông đủ cánh", để rồi chúng bay xa !
Xã hội còn quá nhiều điều bất cập, nhưng tôi tin rằng những ai ít nhiều còn cái tâm, hãy nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến những người cho mình cuộc sống hôm nay và hãy bằng hành động để đền đáp.
Tôi còn nhớ lời trong một bài hát do chị Cẩm Ly trình bày :
"Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng, con thì mồ côi
Mồ côi tội lắm ai ơi !"
Gió lay mẹ rụng, con thì mồ côi
Mồ côi tội lắm ai ơi !"
Nếu bạn cảm nhận được tiếng nức nở, ai oán trong lời ca ấy, thì tôi tin bạn sẽ hiểu và cảm nhận đầy đủ được tấm lòng và đồng cảm với những trăn trở của những người khi "gần đất xa trời". Hãy làm cuộc sống tốt đẹp hơn, ngay từ trong gia đình mình, những người thân yêu của mình !
1 comment:
Post a Comment